Welcome VIP

936 Người theo dõi

30

Sản phẩm
Số lượng
1 sản phẩm có sẵn
Chọn mua ít nhất: 1 sản phẩm
Tổng giá: 4.090.000 VND

Tượng đức Hư Không Tạng Bồ Tát bằng đồng nguyên chất cao 29cm

Thương hiệu : Kim Quang
Mã sản phẩm : THKT1

-/5

Đánh giá
4.090.000 VND / 1
THÔNG TIN CỬA HÀNG
Thông tin sản phẩm
Danh mục
Nội thất, ngoại thất > Nội thất đồ thờ cúng > Tượng thờ
VAT
Đã có VAT
Tình trạng
Mới
Xuất xứ
Hàng chính hãng
Nhà sản xuất
-/-
Sản xuất tại
Việt Nam
Thời gian bảo hành (tháng)
12
Mô tả chi tiết

Tượng đức Hư Không Tạng Bồ Tát bằng đồng nguyên chất cao 29cm


Chất liệu: đồng nguyên chất 100%


Kích thước: cao 29cm x ngang 19cm


Trọng lượng: 2kg


Công phu: tượng đúc khuôn tỉ mỉ tinh xảo


Ý nghĩa: mang lại may mắn, nhẹ nhàng, thanh tịnh, sáng suốt, giàu có cho người thờ.


-----


Đôi nét về đức Hư Không Tạng Bồ Tát (còn gọi là Khố Tàng Kim Cương Bồ Tát):













 



























 



 







 


* Tôi nghe như vầy, một thuở đức Phật trụ ở núi Khư Ðà La, nương theo chỗ sở trụ của bậc tiên nhân Chánh Giác, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ kheo và một ngàn vị Bồ tát của Kiếp Hiền mà ngài Di Lặc đứng đầu. Lúc bấy giờ, trưởng lão Ưu Ba Ly liền đứng dậy, sửa sang y phục, làm lễ đức Phật mà bạch rằng:


- Thưa đức Thế Tôn. Trước đây, ở trong kinh Công Ðức, ngài nói là tên của Ðại Bồ tát Hư Không Tạng có thể trừ tất cả nghiệp ác chẳng lành, sửa trị vua Chiên đà la... cho đến Sa môn Chiên đà la, các ác luật nghi. Như việc ác này muốn sửa trị thì phải quan sát Bồ tát Hư Không Tạng ra sao? Giả sử được thấy thì làm sao ở chung để bố tát tăng sự? Nếu Ưu bà tắc phá năm giới, phạm tám giới trai, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na xuất gia phạm bốn trọng cấm, Bồ tát tại gia hủy phạm sáu trọng pháp, Bồ tát xuất gia phạm tám trọng cấm... mà những người lỗi như vậy đức Thế Tôn trước đây ở trong Tỳ ni nói rằng, quyết định tẩn xuất đuổi đi như hòn đá lớn đã vỡ. Nay ở trong Kinh này, đức Phật nói rằng, Bồ tát Hư Không Tạng đại bi có thể cứu các khổ và nói chú để trừ tội lỗi. Giả sử có người này thì làm sao biết được? Lấy gì làm chứng? Nguyện xin đức Thiên Tôn phân biệt giải nói!


Ðức Phật bảo ngài Ưu Ba Ly rằng:


- Ông và người giỏi trì Tỳ ni đời vị lai cần phải giáo hóa những chúng sinh phạm tội này và an ủi ý của họ! Lời hoằng thệ đại từ của Thế Tôn không lường, chẳng bỏ tất cả. Ở Kinh Công Ðức thậm thâm nói về pháp sửa trị tội gọi là quyết định Tỳ ni, có ba mươi lăm đức Phật cứu thế đại bi mà ông phải kính lễ. Khi ông kính lễ phải mặc áo tàm quí, như mắt phát sinh nhọt sinh ra hổ thẹn sâu sắc, như người bệnh ghẻ theo lời dạy của lương y, ông cũng như vậy, nên sinh ra tàm quí. Ðã sinh ra tàm quí rồi, từ một ngày cho đến bảy ngày lễ mười phương Phật, xưng danh hiệu của ba mươi lăm vị Phật và đặc biệt xưng danh hiệu Bồ tát Hư Không Tạng đại bi.


- Hành giả tắm gội thân thể, đốt mọi thứ hương thơm danh tiếng như kiên hắc trầm thủy, lúc sao mai mọc, quì dài chắp tay, buồn khóc nước mắt như mưa xưng danh hiệu Hư Không Tạng mà bạch rằng: “Thưa Ðại đức! Ðấng Ðại bi Bồ tát! Ngài thương nghĩ đến con nên vì con hiện thân”. Bấy giờ, phải khởi lên tư tưởng này: “Trên đỉnh Bồ tát Hư Không Tạng đó có ngọc Như Ý. Ngọc Như Ý ấy tạo ra sắc vàng tía”.


 


- Nếu thấy ngọc Như Ý tức là thấy Thiên quan (mũ trời). Trong Thiên quan này có ba mươi lăm tượng Phật xuất hiện. Trong ngọc Như Ý có mười phương Phật tượng xuất hiện. Thân Bồ tát Hư Không Tạng lớn hai mươi do tuần. Nếu hiện đại thân cùng với Bồ tát Quan Thế Âm... thì Bồ tát này ngồi kiết già, tay nắm vua ngọc Như Ý. Ngọc Như ý ấy diễn xướng mọi pháp âm hợp cùng Tỳ ni.


- Nếu Bồ tát này thương xót chúng sinh nên hóa làm hình dáng Tỳ kheo và tất cả sắc tượng, hoặc ở trong mơ, hoặc khi ngồi thiền, dùng ấn ngọc Ma Ni in vào cánh tay người đó. Hoa văn của dấu ấn có chữ Trừ tội. Ðược chữ này rồi thì trở lại trong chúng Tăng nói giới như cũ. Nếu Ưu bà tắc được chữ này thì chẳng ngăn chận xuất gia. Giả sử người chẳng được chữ này thì liền trong hư không có tiếng xướng lên rằng: “Tội diệt! Tội diệt!” Nếu không có tiếng trong không  cho biết Tỳ ni thì trong mơ thấy Bồ tát Hư Không Tạng bảo rằng: “Tỳ ni tát! Tỳ ni tát!” Ông giáp Tỳ kheo nào đó, ông giáp Ưu bà tắc nào đó, lại khiến cho cho họ sám hối từ một ngày cho đến bốn mươi chín ngày.


- Nhờ sức lễ bái ba mươi lăm đức Phật và Bồ tát Hư Không Tạng nên tội ông giảm nhẹ. Người biết pháp lại sai bảo họ làm vệ sinh cầu tiêu (chuồng xí) trải qua tám trăm ngày mà ngày ngày bảo họ rằng: “Ông làm việc bất tịnh! Ông nay phải một lòng làm vệ sinh tất cả cầu tiêu, không cho người biết. Làm vệ sinh xong tắm gội sạch, làm lễ ba mươi lăm đức Phật, xưng danh hiệu Hư Không Tạng, hướng về mười hai bộ Kinh, năm vóc gieo xuống đất, nói lên tội ác của ông”.


- Sám hối như vậy lại trải qua ba mươi bảy ngày. Bấy giờ, kẻ trí nên gom gần lại ở trước tượng Phật mà xưng danh hiệu ba mươi lăm vị Phật, xưng danh hiệu Văn Thù Sư Lợi, xưng danh hiệu của Bồ tát Phổ Hiền... được những vị ấy làm chứng, rồi lại bạch yết ma pháp thọ giới như trước. Người này nhân sức khổ hạnh nên tội nghiệp tiêu trừ vĩnh viễn, chẳng chướng ngại ba thứ nghiệp Bồ đề.


Ðức Phật bảo ngài Ưu Ba Ly rằng:


- Ông hãy giữ gìn phép quán Hư Không Tạng này, vì chúng sinh không tàm quí đời vị lai phạm nhiều nghiệp ác mà phân biệt giảng nói rộng rãi.


Khi nói lời này thì Bồ tát Hư Không Tạng ngồi kiết già, phóng ra ánh sáng màu vàng, trong ngọc hiện ra ba mươi lăm đức Phật rồi bạch đức Phật rằng:


- Thưa đức Thế Tôn! Ngọc báu Như Ý này từ Thủ Lăng Nghiêm sinh ra. Vậy nên chúng sinh thấy ngọc thì được như ý tự tại.


Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn sắc bảo Ưu Ba Ly rằng:


- Ông hãy giữ gìn Kinh này, chẳng được vì nhiều người giảng nói rộng rãi! Ông chỉ làm một người giữ gìn Tỳ ni vì chúng sinh không nhẫn nhục đời vị lai mà làm con ngươi của tròng mắt (nhãn nhục) vậy. Ông hãy thận trọng chớ quên mất! Ngài Ưu Ba Ly nghe lời đức Phật nói hoan hỷ phụng hành.














Trong hình ảnh có thể có: 1 người




 




 

 










 










Nguyen thi

 








Nguyen thi đã lưu vào Phat


117




Trong hình ảnh có thể có: 1 người



















 

instagram.com










 









1 Nhận xét



 







Bồ tát Hư Không Tạng là ai?


Hư Không Tạng Bồ tát là vị bồ tát có hiện thân tay phải cầm kiếm, tay trái cầm cành sen, ngồi trên đài sen, xung quanh ngài rực sáng.


Hư Không Tạng Bồ tát (tiếng Phạn: Akasagarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Kokuzo) là một trong tám vị Bồ tát vĩ đại trong Phật giáo. Tên của Ngài thể hiện sự khôn ngoan vô biên như không gian của vũ trụ.


Hư Không Tạng Bồ tát rất quan trọng trong cuộc đời của Kukai (Kobo-Daishi), một bậc thầy Kim Cương thừa và là người sáng lập trường phái Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 9. Khi còn trẻ, ông gặp một tu sĩ Phật giáo và được chỉ cho thần chú của Bồ tát Hư Không Tạng được biết với tên gọi Gumonji-ho trong tiếng Nhật, hay Morning Star Mantra.


Ông đã lặp đi lặp lại câu thần chú này hàng triệu lần, sau đó, ông đã có một số kinh nghiệm tâm linh quyết định, bao gồm tầm nhìn mạnh mẽ về Hư Không Tạng. Khi Kukai tụng niệm thần chú, ông đã trải qua một tầm nhìn mà qua đó Bồ tát Hư Không đã bảo ông đến Trung Quốc để tìm hiểu về Đại Nhật Kinh (Mahavairocana Sutra).


Bồ tát Hư Không Tạng tượng trưng cho sự khôn ngoan vô biên. Ở Nhật, các Phật tử cầu nguyện Ngài để được trao cho sự khôn ngoan trên con đường tìm kiếm sự giác ngộ. Họ cũng cầu nguyện để Bồ tát nâng cao trí nhớ, kỹ năng và các tài năng nghệ thuật.


Hư Không Tạng Bồ tát được giới thiệu đến Nhật Bản vào cuối thời kỳ Nara như một phần của một nghi thức bí truyền để cải thiện trí nhớ của một người. Các nghi thức bí truyền, được gọi là Gumonjiho xuất phát từ một bộ kinh được biết đến tại Nhật Bản là Kokuzo bosatsu no man shogan saishō shin darani gumonji hō.


thần chú hư không tạng bồ tát


Biểu tượng


Ở Nhật Bản, các tác phẩm điêu khắc của Bồ Tát Hư Không Tạng thường được tìm thấy trong các ngôi đền của Chân Ngôn Tông (shingon) và một số đền thờ Thiên Thai Tông (Tendai), nơi có những nghi lễ đặc biệt (hầu hết là bí mật) để đảm bảo trí nhớ tốt, bình an và phước lành.


Hư Không Tạng Bồ tát có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tác phẩm điêu khắc, vai trò của Ngài là đáp ứng những mong muốn nên thường xuyên cầm viên ngọc quý (cintamani). Trong một biến thể khác, Ngài giữ một hoa sen kết nối với viên ngọc thiêng liêng này.


 

Trong một biểu tượng phổ biến khác, Bồ tát Hư Không Tạng giữ một thanh gươm tượng trưng cho sự khôn ngoan cắt đứt bức màn vô minh để đạt đến sự hiểu biết hoàn hảo. Ngài cũng đôi khi được miêu tả bằng Mudra “không sợ hãi”, một cử chỉ tượng trưng cho việc bảo vệ các Phật tử thờ phượng.


Bồ tát Hư Không Tạng không còn được tôn kính rộng rãi ở châu Á hay Nhật Bản, trừ trường phái Chân Ngôn Tông. Trên hòn đảo Honshu, trẻ em vẫn theo phong tục bày tỏ lòng tôn kính Ngài với hy vọng trở nên thông minh hơn.


Hư Không Tạng Bồ tát ban đầu được kết hợp với Bồ tát Địa Tạng (Ksitigarbha), để đại diện cho các phước lành của không gian và trái đất tương ứng. Việc ghép đôi này gần như hoàn toàn bị lãng quên. Ngày nay, Địa Tạng Vương là một trong những vị Bồ tát phổ biến nhất của Nhật Bản, được thờ phụng độc lập và là một thành viên quan trọng trong các trường phái tôn kính Phật A Di Đà.

Tài liệu đính kèm