Welcome VIP

936 Người theo dõi

30

Sản phẩm
Số lượng
1 sản phẩm có sẵn
Chọn mua ít nhất: 1 sản phẩm
Tổng giá: 2.900.000 VND

Tượng đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nguyên chất cao 18cm

Thương hiệu : Kim Quang
Mã sản phẩm : TTNT1

-/5

Đánh giá
2.900.000 VND / 1
THÔNG TIN CỬA HÀNG
Thông tin sản phẩm
Danh mục
Nội thất, ngoại thất > Nội thất đồ thờ cúng > Tượng thờ
VAT
Đã có VAT
Tình trạng
Mới
Xuất xứ
Hàng chính hãng
Nhà sản xuất
-/-
Sản xuất tại
Việt Nam
Thời gian bảo hành (tháng)
12
Mô tả chi tiết

Tượng đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nguyên chất cao 18cm


Chất liệu: đồng nguyên chất (92% Đồng - 5% Thiếc - 3% Chì)


Kích thước: cao 18cm x dài 15cm x rộng 13cm


Gia công: được đúc bằng máy nên ra rất tinh xảo và chuẩn xác.


Ý nghĩa: Phật Hoàng Trần Nhân Tông là người có công lớn với Phật giáo Việt Nam. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được nhân dân rất coi trọng và thờ tự ở nhiều nơi. Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần tiếp thu lời dạy của Phật giáo về lòng biết ơn: tri ân đến những bậc tiền nhân, các chiến sĩ, các vị anh hùng… đã góp công trong việc khai sơn lập địa cũng như việc giữ gìn giang sơn gấm vóc để chúng ta có được một cuộc sống bình yên, tươi đẹp như ngày hôm nay.


Chi tiết hình ảnh:


Tượng đồng phật hoàng Trần Nhân Tông đúc từ đồng thau nguyên chất 


Mặt trước


Tượng đồng Trần Nhân Tông được đúc rất tinh xảo từ đồng thau nguyên chất


Khuôn mặt nhìn kỹ hơn


Tượng Trần Nhân Tông bằng đồng vàng cao 18cm


Góc nhìn nghiêng


Tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông cao 18cm có đế gỗ


Mặt sau tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông


––-


Lịch sử về Phật Hoàng Trần Nhân Tông:


Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12, 1258 – 16 tháng 12, 1308), là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm.


Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Lúc này, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa.


Năm 1293, Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (陳烇) kế vị, tức Anh Tông hoàng đế, ông lui về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự.


Bên cạnh là một vị hoàng đế tài năng, Nhân Tông còn nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc của triều đại nhà Trần. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự hoà hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa giản dị, có cả những kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm.


Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn tìm thấy 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. Ngoài ra, trong sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu ghi tên ông là tác giả.


(Nguồn: Wikipedia)


 

Tài liệu đính kèm