Phương Châu Hospital

0 Người theo dõi

4

Sản phẩm
Số lượng
99 dịch vụ có sẵn
Chọn mua ít nhất: 1 dịch vụ
Tổng giá: 150.000 VND

Khám Chửa Bệnh Nhi Khoa

Thương hiệu : -/-
Mã dịch vụ : Khám Bệnh Nhi
150.000 VND / Ca
THÔNG TIN CỬA HÀNG
Điều kiện sử dụng dịch vụ
Thời gian hiệu lực của voucher ( ngày )
-/-
Thời lượng của gói dịch vụ ( undefined )
-/-
Áp dụng
-/-
Không áp dụng
-/-
Địa chỉ
-/-
Thông tin dịch vụ
Danh mục
Dịch vụ y tế > Dịch vụ khám chữa bệnh
VAT
Đã có VAT
Tình trạng
Mới
Xuất xứ
Hàng công ty
Nhà sản xuất
Bệnh Viện Phương Châu
Sản xuất tại
Bệnh Viện Phương Châu
Thời gian bảo hành (tháng)
0
Đặc điểm kĩ thuật
Liên Hệ
Bệnh Viện
Mô tả chi tiết

VIÊM MŨI HỌNG Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

 

BS.CKI Nguyễn Thanh Phương

Tại sao trẻ dễ bị viêm mũi họng?

Viêm mũi họng cấp là bệnh khá phổ biến, thường xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết giao mùa là  bệnh bùng phát mạnh nhất. Đặc biệt là trẻ em do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Vì vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đa số là viêm mũi họng cấp.

 

Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi họng cấp do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi họng cấp ở trẻ.

- Nguyên nhân chính chủ yếu là do nhiễm virus

- Các yếu tố nguy cơ như: thay đổi thời tiết đột ngột, nắng mưa thất thường, môi trường sống ẩm thấp, khói xe, khói thuốc lá , bụi bẩn ô nhiễm môi trường,trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ.

 

Biểu hiện khi trẻ bị viêm mũi họng cấp như thế nào?

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C

– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi.

 

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm mũi họng cấp

Nếu sức đề kháng trẻ tốt bệnh sẽ khỏi dần, nhưng nếu trẻ có sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn tiến phức tạp hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes)…

Viêm mũi họng cấp nếu không điều trị đúng cách, bệnh kéo dài dễ dẫn đến  biến chứng viêm tai giữa.

 

Điều trị bênh viêm mũi họng cấp

Nếu bệnh nhẹ chỉ điều trị các triệu chứng

Khi bệnh đã trở nặng, trẻ ho nhiều, sốt cao, đờm có màu xanh, màu vàng và có biến chứng thì bắt buộc phải điều trị kháng sinh.

Để có phương pháp điều trị an toàn và hiều quả nhất, Phụ huynh nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị kết hợp việc hướng dẫn chăm sóc đúng cách nhằm cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ một cách hiệu quả và nhanh nhất.

Lưu ý: Nên dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ

 

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

 Vệ sinh mũi họng:

– Vệ sinh lau mũi cho trẻ bằng khăn mềm và nhỏ 3 – 5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi khi trẻ bị nghẹt mũi và có dịch mũi trong.

– Nếu trẻ có dịch mũi nhiều, đặc (màu xanh hoặc vàng) có thể dùng dụng cụ hút rửa mũi. Hoặc phụ huynh có thể đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được hút rữa mũi bằng dụng cụ chuyên dụng và an toàn.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi cho trẻ.

 

Chế độ dinh dưỡng:

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, loãng, dễ tiêu

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày

- Cho trẻ uống nhiều nước, nước cam, nước ép trái cây…

 

Phòng bệnh viêm mũi họng cấp trẻ em như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp cho trẻ em

- Phụ huynh hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh (cảm cúm) để tránh lây nhiễm

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh

- Vệ sinh răng miệng, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, nhà cửa sạch sẽ

- Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, khói thuốc lá, ẩm thấp...

- Tiêm ngừa Cúm cho trẻ

 

Những điều không nên làm khi trẻ bị bệnh:

Phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi và không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đây là khuyến cáo hướng đến việc tránh nhiều biến chứng nguy hiểm và tình trạng lờn thuốc kháng sinh gây khó cho việc điều trị sau này cho trẻ. 

 

iện nay BVQT Phương Châu có phòng khám chuyên về TMH nhi, chuyên khám điều trị bệnh TMH trẻ em, được trang bị hệ thống nội soi TMH giúp chẩn đoán bệnh viêm mũi họng , viêm tai giữa ứ dịch, phì đại V.A ,…an toàn, hiệu quả và chính xác. Ngoài ra, chuyên khoa TMH Nhi còn thực hiện hút rữa mũi cho trẻ em bằng hệ thống kỹ thuật chuyên môn (giúp hút đi những chất nhầy cô đặc trong mũi) giúp trẻ dễ thở, mau lành bệnh và tránh được những biến chứng, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Hen (suyễn) là tình trạng viêm đường thở mạn tính, kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp (khò khè, thở ngắn, nặng ngực và ho), có thể phục hồi tự nhiên hay do điều trị.

YẾU TỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN HEN PHẾ QUẢN
Có 2 yếu tố nguy cơ chính dẫn đến hen phế quản là yếu tố chủ thể (cơ địa bệnh nhân) và yếu tố môi trường.
Yếu tố chủ thể:

  • Yếu tố di truyền như cha hoặc mẹ bị hen phế quản thì nguy cơ con bị hen là 25%, còn nếu cả cha và mẹ đều bị hen phế quản thì nguy cơ của con sẽ là 50%.
  • Cơ địa dị ứng: tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản có cơ địa dị ứng trong dân số là 50%.
  • Giới tính: ở trẻ em thì trẻ trai có nguy cơ mắc hen phế quản hơn trẻ gái do bé trai có nhiều yếu tố bẩm sinh thuận lợi cho sự phát triển hen. Nhưng ở người lớn sau 20 tuổi thì phụ nữ dễ mắc hen phế quản hơn.
  • Chủng tộc: người ta nhận thấy những người có nguồn gốc ở Anh hoặc Australia, cho dù sống tại các nước đó hay di cư ra nước ngoài thì tỷ lệ hen phế quản ở nhóm người này cao hơn nhóm người khác.

Yếu tố môi trường: con mạt nhà, dị nguyên súc vật nuôi (mèo, chó, chuột), gián, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, sơn, hóa chất, nước hoa, chất xịt phòng, nhiễm trùng đường hô hấp, béo phì, gắng sức,…
THUỐC CẮT CƠN VÀ THUỐC DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN:
Trẻ bị hen phế quản cần được khám chuyên khoa hô hấp để được điều trị kịp thời và đúng đắn. Có 2 nhóm thuốc dùng trong điều trị hen phế quản là thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng hen.
Thuốc cắt cơn: thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh dạng xịt hay dạng khí dung, có tác dụng dãn phế quản nhanh, làm giảm co thắt đường thở nhanh chóng, giúp trẻ dễ thở hơn. Đây là loại thuốc trẻ cần mang theo bên mình và phải biết cách sử dụng nếu trẻ đã lớn, còn trẻ nhỏ thì người trông nom chăm sóc trẻ phải biết sử dụng (như cha mẹ, ông bà hay cô giáo giữ trẻ) để có thể xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn hen.
Thuốc dự phòng: là thuốc không phải trẻ em bị hen nào cũng sử dụng mà chỉ một số trẻ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng khi trẻ cần được điều trị dự phòng.
DẤU HIỆU GỢI Ý TRẺ CÓ THỂ BỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN:

  • Ho khan tái đi tái lại hoặc dai dẳng, có thể trở nặng về đêm hoặc đi cùng với một ít khò khè và khó thở. Ho xảy ra với vận động, cười, khóc hoặc tiếp xúc khói thuốc lá.
  • Khò khè tái đi tái lại, bao gồm lúc ngủ hoặc khò khè khi hoạt động, cười, khóc hoặc tiếp xúc khói thuốc lá, ô nhiễm không khí.
  • Thở khó hoặc thở nặng hoặc thở hụt hơi xảy ra với vận động, cười hoặc khóc.
  • Bản thân trẻ hoặc tiền sử gia đình có bệnh dị ứng (viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng), hen ở bà con trực hệ.
  • Điều trị thử thuốc dự phòng hen (bác sĩ chuyên khoa chỉ định) thì có cải thiện triệu chứng trong 2-3 tháng điều trị và trở nặng khi ngưng điều trị.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ LÊN CƠN HEN PHẾ QUẢN:
Trẻ có thể lên cơn hen phế quản bất kì lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Trẻ vật vã, thở gấp, khò khè, co kéo các cơ hô hấp như rút lõm lồng ngực (phần giao giữa ngực và bụng bị rút lõm xuống), co lõm hõm ức (phần phía trên xương ức bị rút lõm), có thể phải ngồi hay cúi người ra phía trước để dễ thở hơn, bé nói đứt quãng hoặc không nói được, ăn, bú kém hay bỏ bú, tím môi,…
LÀM GÌ KHI TRẺ LÊN CƠN HEN PHẾ QUẢN?

  • Để trẻ nghỉ ngơi, không khí thoáng
  • Xịt 2-4 nhát Salbutamol MDI, có thể lặp lại mỗi 20 phút
  • Nếu sau 3 liều Salbutamol MDI vẫn không có tác dụng, trẻ vẫn còn khó thở nhiều, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay.

https://lh3.googleusercontent.com/-SzzgzkCxp-M/V39wgEIfb2I/AAAAAAAALGI/t4OTqjMeShIVTNKNUKFznvw9Y-isY1pCgCCo/s800/HENPHEQUAN2..jpg


Tóm lại, cần nghĩ đến hen phế quản khi trẻ có ho, khò khè tái đi tái lại, bản thân trẻ hoặc gia đình có bệnh dị ứng, trẻ bị lên cơn hen phế quản với các biểu hiện như đã nêu trên hay trẻ có đáp ứng với thuốc dự phòng thử. Khi được chẩn đoán hen phế quản, việc tuân thủ điều trị rất quan trọng nhằm kiểm soát hen, để trẻ có thể sinh hoạt, học tập, hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để hạn chế lên cơn hen cần tránh các yếu tố gây khởi phát cơn hen (yếu tố môi trường) và đặc biệt là tuân thủ thuốc điều trị dự phòng khi đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
 

BS.Võ Hồng Phượng

Tài liệu đính kèm